""Thiên nhất sinh Thủy, địa lục thành chi"", Ai đã nghiên cứu Thuyết âm dương ngũ hành (nhất là Thiên bàn của Lý học cổ Đông phương) đều biết đến câu này. Câu này cũng được nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh chỉ rõ trong cuốn Tìm về cội nguồn Kinh Dịch.
Tuy nhiên có một thắc mắc mà người viết bài này vẫn suy nghĩ: Tranh đàn lợn âm dương biểu tượng cho Âm Dương ngũ hành, Con lợn mẹ là biểu tượng cho Âm Dương với vòng xoáy đặc trưng ở trên lưng, thì năm con lợn con đáng lẽ sẽ là biểu tượng cho ngũ hành mới phải? Nếu như thế thì năm con lợn con sẽ mang năm màu sắc khác nhau đại diện cho Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Nhưng ở đây thì năm con lợn con lại chỉ mang bốn màu khác nhau? Liệu tranh này đã bị in sai so với nguyên tác cổ? Hay là nguyên bản thế thì nó có ý nghĩa gì? Mong được cao nhân nào đó giải đáp thêm.
TRANH ĐÀN LỢN ÂM DƯƠNG (tranh đá quý)
(Nguyên lý Thiên Nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành Chi)
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng học qua câu thơ:
""Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp""
Thế nhưng, có mấy ai biết được rằng, bức tranh Đông Hồ, là sự trải nghiệm triết lý sâu sắc về Âm Dương ngũ hành, được hiện thực qua đời sống văn hóa dân gian?
Trong Thiên bàn của Lý học cổ Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chia mặt phẳng biểu kiến của vũ trụ thành 360 độ. Và chia làm tám phương, mỗi phương 45 độ. Mỗi phương lại chia làm ba sơn, mỗi sơn 15 độ. Dù theo lấy Hà đồ, hay Lạc thư làm căn bản thì Tây Bắc và Bắc vẫn nằm trong hành Thủy. Và ba sơn Tây Bắc lần lượt có tên gọi là: Tuất – Càn – Hợi. Trong đó quái Càn – một trong Bát quái – nằm chính Tây Bắc.
Tất cả chúng ta đều biết rằng: Trong 12 con giáp của Lý học cổ Đông phương thì sơn Hợi – biểu tượng là heo, lợn, thuộc hành Thủy có độ số 1 – 6. Ứng với câu khẩu quyết được công bố vào đời Tống thì "Thiên Nhất sinh Thủy. Địa lục thành chi". Chúng ta cũng nhận thấy trong bức tranh Đàn Lợn của làng tranh Đông Hồ có đúng 6 con lợn. Con lợn mẹ (Dương trước) ứng với câu Thiên Nhất. Và có đúng 5 lợn con cộng với lợn mẹ là đúng 6 con.
(Trích Tìm về cội nguồn Kinh Dịch)
_______________________________________________
Đá Quý Lạc Việt
Showroom : 222 Đ. Cổ Linh, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội
Địa chỉ VP : 57 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Hotline : 096 130 1116
Facebook : Phong Thuỷ Lạc Việt - Đá Quý Lạc Việt
Zalo : 097 227 0089
Website: www.daquylacviet.vn