Tam Dương Khai Thái nghĩa là gì ? (Chuyên gia lý giải)

Tam Dương khai thái nghĩa là gì? 

Tam dương khai thái theo quan niệm của người Trung Quốc

Bức tranh Tam dương khai thái được xác định là của Hoàng đế nhà Minh (Minh Tuyên Tông) trị vì từ năm 1424 đến 1435, bức tranh khắc hoạ hình ảnh ba mẹ con nhà dê. 

Tiếp theo đó, Tam dương khai thái cũng được thể hiện bởi hoạ sĩ người Trung Quốc - Vương Hướng Dương, khắc hoạ hình ba chú dê đang nhởn nhơ gặm cỏ, phía sau là mặt trời đang lên.

“Yang" (Âm Hán - Việt dịch là “dương") trong tiếng Trung có thể là mặt trời hoặc con dê.

 

Trên quan điểm cho rằng, “dương” là “dê", “tam dương" là ba con dê mang lại sự tốt đẹp cho mọi người (khai thái, “khai" nghĩa là mở ra, “thái" là mang lại sự tốt đẹp). Vì vậy, “tam dương khai thái" theo người Trung Quốc là “ba con dê mang lại điều tốt đẹp". Quan điểm này không đúng, vậy quan điểm của Địa Lý Lạc Việt là gì?

 

Chúng ta dễ nhận thấy, "ba con dê" không có một liên hệ logic nào có tính hệ thống đối với nền văn minh Đông Phương mà "mang lại sự tốt đẹp cho con người" cả.

Tam dương khai thái trên tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam

Trong khi đó, Tam dương khai thái của làng tranh Đông Hồ lại có một logic rất chặt chẽ với cả nền minh triết Đông Phương. Chữ “dương" lúc này với ý nghĩa là một vế của cặp phạm trù Âm - Dương.

  • Hình ảnh hai con gà trống gần như đối xứng nhau.
  • Sau lưng hai con gà trống chính là biểu tượng Mặt trời được cách điệu.
  • Lông đuôi chính là biểu tượng của Nhật hoa được cách điệu. 

Để thấy rõ được sự liên hệ logic, chúng ta cùng xem hình Hà đồ & Lạc Thư sau:

  • Ở phía trên của quẻ Địa Thiên Thái chính là quẻ Khôn (đã giới thiệu ở trên).
  • Phía dưới là quẻ Càn, quẻ Càn với 3 hào dương (3 gạch ngang) chính là “tam dương".

Nội hàm tranh Tam dương khai thái chính là mô tả quẻ dịch ở giai đoạn tốt nhất của chu kì vận động của vũ trụ. "Tam dương" ngoài sự mô tả trực tiếp bằng ngôn từ trên bức tranh thì quẻ Khôn còn chính là biểu tượng của hai con gà. 

Do đó, Tam dương khai thái trong tranh dân gian của làng Đông Hồ nghĩa là mô tả giai đoạn tốt nhất trong chu kì vận động của vũ trụ đối với thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và con người. Nó xác định rằng chỉ đến giai đoạn đó thì mọi chuyện sẽ rất tốt đẹp.

Điều này khác hẳn với hình tượng ba con dê trong văn hoá dân gian Trung Quốc. Dù về mặt đồng âm, họ cũng gọi là Tam dương khai thái.

  • Như vậy, có thể kết luận rằng Tam dương khai thái của làng tranh dân gian Đông Hồ hoàn toàn có liên hệ logic, hợp lí với toàn bộ nền minh triết Đông Phương. Đó chính là nền Lý học Đông Phương, thuyết Âm dương ngũ hành, mà Kinh dịch với những quẻ dịch của nó chỉ là những kí hiệu Toán học mô tả học thuyết này.
  • Còn ngược lại, Trung Quốc vẫn luôn tự nhận là chủ nhân của nền văn hoá Đông Phương, ở thời vua nhà Minh đã ấn chứng vào bức tranh ba con dê, chứng tỏ rằng hình thái ý thức xã hội chính thống của nền văn hoá Hán đã xác định họ chỉ hiểu Tam dương khai thái là ba con dê do sự thất truyền của nền văn minh Lạc Việt hàng ngàn năm.

Rõ ràng tính minh triết Việt trong nền văn minh Đông Phương chỉ qua một bức tranh Đông Hồ thể hiện rất rõ ràng ai mới là chủ nhân đích thực của nền Lý học Đông Phương.

Đương nhiên, tranh Tam dương khai thái chỉ là một trong những minh chứng chứ không phải duy nhất. 

Tam dương khai thái là gì trong quan niệm dân gian?

Đây là tổng hợp một số quan niệm truyền miệng về hình ảnh "chú gà trống" trong bức tranh Tam dương khai thái Đông Hồ, bạn đọc có thể xem nó chỉ là góc nhìn tham khảo thêm. 

Từ xa xưa hình tượng chú gà trống đã gắn liền với cuộc sống và tinh thần của con người. Gà trống không những là vật nuôi trong nông nghiệp mà còn được xem là linh vật bởi tiếng gáy mỗi sáng, báo hiệu những điều tốt đẹp, xua tan những nguồn năng lượng xấu xung quanh.

Hình tượng gà trống gắn liền với cuộc sống

  • Gà còn được người xưa coi trọng vì những đức tính tốt đẹp là Văn - Vũ - Dũng - Nhân - Tín. Những phẩm chất này được khuyến khích phát huy trong xã hội hiện nay.
  • Thêm vào đó trong tiếng Hán Việt gà được gọi là “ kê”. Kê cùng âm với Cát trong Cát tường nên gà cũng được xem là một con vật may mắn.
  • Gà xuất hiện trong truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh.
  • Với tư thế hiên ngang của chú gà trống, chính là nguồn cảm hứng để sáng tạo ra bộ quyền cước Hùng Kê.
  • Không những thế, hình ảnh gà trống còn xuất hiện rất nhiều trong thơ, ca, nhạc họa, điêu khắc và nhiều loại hình nghệ thuật khác.

Nói chung hình tượng gà trống cất cao tiếng gọi bình minh đã trở thành biểu tượng dũng mãnh, cổ vũ tinh thần của con người. Gà trống luôn đứng đầu bảo vệ cả đàn, luôn đánh dấu lãnh thổ không cho người lạ làm hại đến gia đình. 

Cũng có một số quan niệm cho rằng, gà có khả năng xua đuổi tà khí. Nếu treo trong phòng ăn có thể giúp cho chủ nhân xua đuổi năng lượng xấu, xung đột, ám hại của tiểu nhân.

 

Từ đó mang đến sự may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Đồng thời, những chú gà trống cũng có khả năng mổ thóc bách phát bách trúng cũng giúp cho việc kinh doanh phát đạt, đánh đâu thắng đó.

Tranh Tam dương khai thái được sáng tạo bởi Trung tâm Lý học Đông Phương

  0961 301 116