Ý nghĩa của tượng Si Vẫn chống hoả hoạn là gì ?

Nguồn gốc Si Vẫn

Si Vẫn là con gì? 

Có lẽ đa số người dân đều rất quen thuộc với hình tượng con Rồng trong đời sống cũng như trong văn hóa Việt Nam nói chung. Nhưng khi nói đến con Si Vẫn là một trong chín đứa con của con rồng thì không mấy ai biết đến.

Si Vẫn theo truyền thuyết vốn là con thứ hai của Rồng, sống ở biển. Đó là một linh vật có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây và miệng rất to. Mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời và mù mịt cả trời đất.

Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, chín đứa con của rồng có hình thức, kiểu dáng khác nhau và được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở các vị trí với ngụ ý khác nhau. Chín đứa con của rồng là: Bị Hý, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thào Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Tù Ngưu, Phụ Hý. Trong đó con Li Vẫn hay còn gọi là Si vẫn là linh vật ảnh hưởng và tồn tại nhiều nhất trong đời sống văn hóa của Việt Nam, thường được tạo tác trên các di tích, các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh và tín ngưỡng.

Biểu tượng Si Vẫn có những chuyển biến khác nhau ở từng thời kỳ. Thời Lý - Trần, Si Vẫn được đặc tả ở râu, bờm, lưỡi và không có thân hay đuôi. Miệng không há to dữ dằn như ở Trung Hoa mà luôn ngậm một viên hỏa châu. Phong cách mỹ thuật duyên dáng, tinh tế ấy phần nào thể hiện tài hoa của con người Đại Việt vào thời kỳ đó.

Si Vẫn thời Lê chịu ảnh hưởng của phong cách nhà Minh. Đến Nguyễn, Si Vẫn đã được “long hóa”, hoặc “thú hóa” để trở thành hình tượng con vật đầu rồng, có bốn chân với móng vuốt sắc nhọn, đôi khi có những vầng mây tỏa ra từ thân và đuôi. Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh Si Vẫn được đắp trên đầu đình, mái nhà, các công trình kiến trúc cổ tôn nghiêm như Chùa Một Cột, nhà Bát Giác ở chùa Láng, đình làng Mông Phụ (Đường Lâm)… mà không xuất hiện trên các ngôi nhà dân.

Tuong-si-van-nguyen-thuy

Hình Si Vẫn gần gũi với hình tượng nguyên thủy của nó

Do sự biến thiên của lịch sử, biểu tượng của con Si Vẫn thay đổi, khác rất nhiều so với hình tượng đầu tiên của nó. 

Tuong-si-van-o-chua-1

Si Vẫn được người xưa làm vật trang trí ở chùa

Đây là một hình tượng khác nữa cho Si Vẫn. Con Si Vẫn này giống hình trên nhưng đuôi không to. Mặc dù hình tượng khác nhau, nhưng Si Vẫn vẫn được coi là một linh vật chống cháy nổ.
Tuong-si-van-thay-doi-theo-thoi-gian

Tượng Si Vẫn có tác dụng gì trong phong thuỷ?

Như đã trình bày ở trên, Si Vẫn vốn là linh vật trong văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam thường được đặt trên nóc đình, đền, chùa, miếu... để chống hỏa hoạn theo tín ngưỡng dân gian.

Tượng Si Vẫn để bàn trấn an hỏa hoạn

Tượng Si Vẫn để bàn giúp trấn an hỏa hoạn

Xét theo góc độ Lý học Đông Phương và Địa lý

Nền Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt xác định nguyên lý hình nào, khí đó. Đây chính là nguyên lý của các hình tượng, biểu tượng của các vật phẩm phong thủy.

Con Si Vẫn được mô tả là một con cá lớn ở biển miệng rất rộng đuôi rất dài và to, mỗi khi đập đuôi trên mặt nước biển thì có thể gây mưa bão mù mịt khi phun nước có thể chứa hết nước biển Nam Hải.

Các bạn có thể cho rằng đây là tín ngưỡng tâm linh không có cơ sở khoa học. Nhưng lịch sử đã minh chứng, hình tượng Si Vẫn này ông cha ta dùng để trấn yểm hoả tai

Nếu như vì khoảng cách giữa hai nền văn minh Cổ đông phương và khoa học hiện đại, làm cho các nhà khoa học khó tính, không chấp nhận nguyên lý này, thì hy vọng khi quý vị và các bạn đặt một con Si Vẫn trong nhà, chí ít nó cũng nhắc nhở gia chủ hãy đề phòng cháy nổ.

Tượng Si Vẫn để bàn: vật phẩm phong thuỷ Lạc Việt

Theo thời gian, do tam sao thất bản và nền văn minh bị thất truyền nên hiện nay có nhiều hình tượng Si Vẫn khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương) đã tổng hợp tất cả những hình tượng Si Vẫn trên các di sản còn lại ở các đình chùa miếu mạo và những tài liệu nói về linh vật này để tạo ra Si Vẫn phiên bản bàn đặt trong nhà đem lại sự tiện lợi, bình an.

Tuong-si-van-phong-thuy-lac-viet-phuc-hoi

Tượng con Si Vẫn khi đang phục chế phiên bản để bàn

Tuong-si-van-Dia-Ly-Lac-Viet

Tượng Si Vẫn chống hoả tai tại Phong Thuỷ Lạc Việt

Tháng 11 năm 2018, nhà riêng của Chuyên gia Tuấn Anh không may xảy ra hoả hoạn tại 2 phòng ở lầu 1, phòng ngoài bị đốt trước bằng xăng. Hậu quả là nguyên căn phòng trong bị cháy gần hết. Tất cả giá sách về Tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo, kệ sách về văn hóa, triết học, sử của Trung Quốc bị cháy sạch. Những kệ sách chuyên đề khoa học và triết học, văn học kinh điển nước ngoài, trong nước.... cũng cháy gần hết. 

Hoa-hoan-tai-gia-dinh-Nguyen-Vu-Tuan-Anh-1

Điều cực kì bất ngờ là căn phòng ngoài bị đốt trước (căn phòng làm việc của Ông có đặt con Si Vấn độc bản để bàn) thì chỉ kịp bén rồi tắt. 

Hoa-hoan-tai-gia-dinh-Nguyen-Vu-Tuan-Anh-2

Ông chia sẻ:

"Trước những cảnh cháy nổ đau lòng, tôi đã kỳ công nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp chống cháy của tổ tiên để lại. Tôi tìm hiểu trên văn bản và ngót cả trăm mẫu Si Vẫn để tổng hợp và tạo ra hình tượng Si Vẫn phiên bản để bàn, nhằm mục đích chống cháy nổ. Có thể nói: tất cả các đình, đền, miếu mạo, chùa cổ Việt, đều có tạc tượng Si Vẫn để trên mái với mục đích duy nhất để chống cháy theo quan niệm truyền thống của người Việt.
Tôi đã được Si Vẫn cứu nguy và là con thỏ thí nghiệm đầu tiên cho uy lực của Si Vẫn."

Nên đặt tượng Si Vẫn ở đâu?

Địa Lý Lạc Việt thường xuyên nhận được câu hỏi nên đặt Si Vẫn ở đâu trong nhà? Thông thường, bạn có thể để ở phòng khách, chĩa ra cửa. Đặt ở góc hay giữa phòng còn tùy theo thực tế nhưng phải hướng đầu ra cửa.

  0961 301 116